Phân bố theo địa lý Tiếng Nhật

Phân bố khu vực có người nói tiếng Nhật

Mặc dù tiếng Nhật hầu như chỉ được nói ở nước Nhật, tuy nhiên nó đã và vẫn được dùng ở nhiều nơi khác. Khi Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, Đài Loan, một phần của Trung Hoa lục địa, và một số đảo ở Thái Bình Dương trong và trước Chiến tranh thế giới thứ hai, những người dân địa phương ở các nước này bị bắt buộc phải học tiếng Nhật trong các chương trình xây dựng đế chế. Kết quả là có nhiều người cho đến thập niên 1970 vẫn có thể nói được tiếng Nhật ngoài ngôn ngữ bản địa. Cộng đồng dân di cư Nhật Bản (lớn nhất là ở Brasil) thường dùng tiếng Nhật để nói chuyện hàng ngày. Dân di cư Nhật có mặt ở Peru, Argentina, Úc (đặc biệt ở Sydney, Brisbane, và Melbourne) và Hoa Kỳ (chủ yếu ở CaliforniaHawaii). Còn có một cộng đồng di cư nhỏ ở Davao, Philippines với nhiều hậu duệ người Philippines gốc Nhật sinh sống, cùng với một số ở Laguna, Philippines và nhiều người khác ở khắp Philippines và ở Nhật Bản và trên 245.518 người Philippines ở Nhật, cộng với số người kết hôn với người Nhật, và ở châu Mỹ cũng có thể nói tiếng Nhật. Con cháu của họ (gọi là nikkei 日系 Nhật hệ), tuy nhiên, hiếm khi nói được tiếng Nhật một cách thông thạo. Hiện nay ước tính có khoảng vài triệu người ở các nước đang học tiếng Nhật; nhiều trường tiểu học và trung học cũng đưa tiếng Nhật vào chương trình giảng dạy.

Ở Việt Nam tiếng Nhật cũng được dạy từ những năm 1940-1945, nhưng chỉ đến khoảng những năm 1960-1965 mới được dạy có hệ thống ở cả hai miền. Trong khoảng 10 năm sau đó có một thế hệ người miền Nam rất giỏi tiếng Nhật làm việc tại Phủ quốc vụ khanh đặc trách văn hoá, Tiểu ban Nhật Văn thuộc Ủy ban dịch thuật. Tuy nhiên, tiếng Nhật chỉ thực sự được giảng dạy mạnh mẽ trở lại trong khoảng 20 năm từ khi bắt đầu đổi mới đến nay khi các trường đại học mở phân khoa tiếng Nhật. Một số trường phổ thông ở Việt Nam cũng có chương trình giảng dạy tiếng Nhật như Trường Trung học phổ thông Chuyên Ngoại ngữ, Trường Trung học phổ thông Chu Văn An (Hà Nội).

Theo báo cáo trong The World Factbook của CIA, bang Angaur của Palau xem tiếng Nhật là một trong ba ngôn ngữ chính thức cùng với tiếng Angaurtiếng Anh[14]. Tiểu bang này là nơi duy nhất trên thế giới xem tiếng Nhật là ngôn ngữ chính thức về mặt pháp lý, nếu như bản báo cáo đó xác thực. Tuy nhiên, cũng có báo cáo khác nói rằng ngôn ngữ chính thức ở Angaur là tiếng Palau và tiếng Anh, giống như các tiểu bang khác trong nước[15]. Dù thế nào đi nữa, số người dùng tiếng Nhật ở bang đó cũng là con số không, theo điều tra vào năm 2005[16].

Ngôn ngữ chính thức

Tiếng Nhật là ngôn ngữ chính thức "không thành văn" ở Nhật Bản, và Nhật là quốc gia duy nhất dùng tiếng Nhật làm ngôn ngữ hành chính chính thức. Có một dạng ngôn ngữ được coi là chuẩn: hyōjungo (標準語, hyōjungo?) ngôn ngữ tiêu chuẩn, hoặc kyōtsūgo (共通語, kyōtsūgo?) ngôn ngữ phổ thông). Ý nghĩa của hai từ này tương đương nhau. Hyōjungo (kyōtsūgo) là một khái niệm tạo thành từ một bộ phận của phương ngữ. Ngôn ngữ tiêu chuẩn này được tạo ra sau Minh Trị Duy Tân meiji ishin (明治維新, meiji ishin?) (1868) từ thứ ngôn ngữ được nói ở khu vực đô thị Tokyo do nhu cầu trao đổi thông tin. Hyōjungo được dạy ở trường học và được dùng trên truyền hình và giao tiếp chính thức, và cũng là bản tiếng Nhật được bàn đến trong bài này.

Trước đây, tiếng Nhật chuẩn trong văn viết (bungo (文語 (văn ngữ), bungo?)) khác với văn nói (kōgo (口語 (khẩu ngữ), kōgo?)). Hai hệ thống này có ngữ pháp khác nhau và có những biến thể về từ vựng. Bungo là cách viết tiếng Nhật chủ yếu cho đến khoảng năm 1900, sau đó kogo dần dần mở rộng tầm ảnh hưởng và hai phương pháp này đều được dùng trong văn viết cho đến thập niên 1940. Bungo vẫn hữu ích đối với các sử gia, học giả văn chương, và luật sư (nhiều điều luật của Nhật có từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn được viết bằng bungo, mặc dù hiện đang có những nỗ lực để hiện đại hoá ngôn ngữ này). Kōgo phương pháp được dùng cho cả nói và viết tiếng Nhật chiếm ưu thế hiện nay, mặc dù ngữ pháp và từ vựng bungo thỉnh thoảng vẫn được dùng trong tiếng Nhật hiện đại để tăng biểu cảm.

Phương ngữ

Các vùng có từ nối da khác nhau

Ở Nhật Bản có rất nhiều phương ngữ (方言 hōgen). Sự phong phú này đến từ nhiều yếu tố, do một thời gian dài sinh sống ở quần đảo, địa hình đảo, những dãy núi chia cắt từng phần lãnh thổ, và lịch sử lâu dài sống tách biệt với bên ngoài lẫn bên trong của nước Nhật. Các phương ngữ thường khác nhau về ngữ điệu, hình thái biến đổi, từ vựng, và cách dùng các trợ từ. Một vài phương ngữ còn khác nhau ở các phụ âmnguyên âm, mặc dù điều này không phổ biến.

Năm nhóm phương ngữ chính gồm có 5 nhóm chính:

  • Higashi-nihon hōgen (東日本方言, phương ngữ Đông Nhật Bản), phương ngữ phía Đông Nhật Bản, bao gồm cả phương ngữ Tokyo.
  • Hachijō hōgen (八丈方言, phương ngữ Bát Trượng), phương ngữ có ảnh hưởng từ phương ngữ Đông Nhật Bản cổ.
  • Nishi-nihon hōgen (西日本方言, phương ngữ Tây Nhật Bản), phương ngữ phía Tây Nhật Bản, gồm có Kyoto, Osaka, v.v.
  • Kyūshū hōgen (九州方言, phương ngữ Cửu Châu), gồm Nagasaki, Kumamoto, v.v.
  • Ryūkyū hōgen (琉球方言, phương ngữ Lưu Cầu), các đảo thuộc nhóm đảo Ryūkyū.

Ngày nay, tiếng Nhật chuẩn được dùng phổ biến trên cả nước (bao gồm nhiều phần của nhóm đảo Ryūkyū như Okinawa) do không chỉ truyền hìnhradio, mà còn nhờ vào hệ thống đường sá, tàu lửa, và hàng không. Những người trẻ tuổi thường nói được cả tiếng địa phương và ngôn ngữ chuẩn, mặc dù trong đa số trường hợp, tiếng địa phương chịu ảnh hưởng bởi tiếng chuẩn, và tiếng Nhật "tiêu chuẩn" ngược lại cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng địa phương.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng Nhật http://www.britannica.com/EBchecked/topic/301146 http://www.romajidesu.com/ http://www.spc.int/prism/country/pw/stats/PalauSta... http://brng.jp/50renshuu.pdf http://www2u.biglobe.ne.jp/~massange/cgi-bin/iroir... http://glottolog.org/resource/languoid/id/nucl1643 http://www.sil.org/iso639-3/documentation.asp?id=j... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/... https://www.cia.gov/library/publications/the-world... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Japane...